yêu võ thuật

trao dồi võ thuật
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Bát Pháp Trong Thái Cực Quyền Trần Thức Fri Jul 22, 2011 8:47 am
[�] Các bài quyền Karatedo căn bản phái Shotokhan (p7) Sat Jul 16, 2011 2:22 am
[�] Việt Nam giành 7 HCV Pencak Silat Đông Nam Á 2011 Sat Jul 16, 2011 2:16 am
[�] ASIAD 17 vẫn có Karatedo Sat Jul 16, 2011 2:15 am
[�] Dạy kỹ năng tự vệ cho công nhân vệ sinh Sat Jul 16, 2011 2:14 am
[�] Kết thúc Giải võ thuật cổ truyền khu vực Tây Nguyên Sat Jul 16, 2011 2:12 am
[�] Lược sử môn võ Taekwondo Fri Jul 01, 2011 2:43 pm
[�] Judo: Môn võ lấy nhu chế cương Thu Jun 30, 2011 3:10 pm
[�] Hầu Quyền vang danh võ lâm Thu Jun 30, 2011 3:08 pm
[�] Vovinam tiến ra đấu trường thế giới Thu Jun 30, 2011 7:13 am
[�] Thuật ngữ thông dụng trong võ thuật (p1) Thu Jun 30, 2011 7:11 am
[�] Bài Nhị Khúc Côn của Vovinam Thu Jun 30, 2011 7:09 am

Share | 
 

 Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 713
Join date : 23/10/2010
Age : 27
Đến từ : Cần Thơ

Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam _
Bài gửiTiêu đề: Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam   Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam EmptyFri Jun 24, 2011 6:35 am

Trong
võ cổ truyển Bình Định, bài Yến Phi cũng như bài Hùng Kê Quyền là chế
tác của hai vị anh hùng áo vải Tây Sơn. Bài Hùng Kê Quyền do Nguyễn Lữ
sáng tạo, còn bài Yến Phi do Nguyễn Huệ sáng tạo dựa vào các bài Thần
Đồng, Lão Mai, Ngọc Trản để dành cho nghiã binh rèn tập trong giai đoạn
đầu. Cả hai bài này đều lâm vào tình trạng ít được biết đến vì chỉ được
truyền bá hạn chế vào thời gian trước đây. Ngay trong thuở sinh thời của
Sư Trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, hai bài này vẫn chỉ
được dạy riêng cho con cháu chứ không phổ biến ra ngoài .


Hiện
nay, võ sư trưởng tràng Sa Long Cương Lê Văn Vân và người đương nhiệm
Chưởng Môn là võ sư Trương Bá Đương đưa cả hai bài quyền vào các chương
trình rèn luyện của võ sinh với mong muốn tránh tình trạng bị mai một
hoặc sai lạc. Bài Yến Phi được rèn luyện sau khi võ sinh đã học xong bài
Thần Đồng, còn bài HùngKê Quyền dành cho cấp cao hơn. Bài Yến Phi thể
hiện nét dịu dàng của loài chim Yến, với nhiều đặc tính độc đáo riêng
của võ thuật cổ truyền Việt Nam


Bài
quyền mô phỏng các động tác lướt, bay dịu dàng của con chim yến (én)
nên thân pháp với các thế tấn nhẹ nhàng, linh hoạt khi tấn công và kín
đáo khi phòng thủ, nhiều thế tấn đứng trên một chân. Thủ pháp khoáng đạt
rộng mở với những chiêu thức sải rộng cánh. Đòn thế tấn công đối thủ
thường bằng cạnh tay chém, mũi bàn tay đâm và các ngón tay móc hổ trảo.
Cước pháp trong bài là các đòn đá bằng cạnh chân và móc vòng đánh gót.


Trước
kia một vài võ phái chỉ giới thiệu bài quyền cho con cháu trong nhà chứ
không truyền ra ngoài, chẳng hạn như môn phái Sa Long Cương do cố võ sư
Trương Thanh Đăng sáng lập. Hiện nay, võ sư trưởng tràng Sa Long Cương
Lê Văn Vân và võ sư Trương Bá Đương đã đưa bài quyền vào chương trình
rèn luyện của võ sinh môn phái này, với mong muốn tránh tình trạng mai
một hay sai lạc về sau. Bài quyền được đưa vào dạy môn sinh sau khi môn
sinh học xong bài Thần Đồng, và thường sau khi học xong bài này thì võ
sinh sẽ học bài ở cấp cao hơn là Hùng kê quyền.

Lời thiệu của bài Yến Phi được viết bằng chữ Nôm và theo thể thơ lục bát như sau:
Bước vào biến thế Yến Phi
Tam câu tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế Thần Đồng
Rồi về Yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ hồi về Triệu Công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế Phượng Hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền

Trước khi rèn luyện các động tác kỹ thuật của bài quyền, cần xem xét kỹ đồ hình để nắm vững phương vị
Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam File
1. BƯỚC VÀO BIẾN THẾ YẾN PHI

- 2 chân sát vào nhau, 2 tay xuôi 2 bên hông đứng thẳng (H1)

- 2 bàn tay xoay lại đưa ra trước, 2 lưng bàn tay sát vào nhau (H2)

- Rút hai cánh tay lên ngang vai (H3)

- 2 bàn tay cuộn vòng lên phía trong, nắm lại đánh xuông dưới (H4)

- 2 nắm tay kéo về hai bên eo, 2 cánh tay khép sát vào người, 2 chỏ đánh thẳng ra phiá sau (H5)

-
Bỏ chân phải vòng lên Trảo mã tấn, chân trái rùn thấp trụ xuống, 2 tay
vòng lên hai bên, lòng bàn tay trái mở ra, tay phải nắm lại (H6)


- 2 tay cuộn vòng lên phiá trong đập xuống kéo 2 tay về bên hông vẫn ở Trảo mã tấn (trên) (H7)

- Mở hai bàn tay đâm xốc lên, hai tay sát vào nhau (H8)

- Gạt hai cánh tay ra hai bên (H9) – 2 tay đánh chận vào, 2 tay sát nhau (H10)

- Gạt tréo xuống, tay trái trên tay phải (H11) – Gạt hai tay ngang ra hai bên ngang vai (H12)

- Đem tay phải gạt xuống dở qua hông trái, tay trái gạt ngang qua mặt đến vai phải (H13)

- Chân phải trụ xuống, kéo chân trái lên (độc hành thiên lý) tay phải đâm thẳng lên, tay trái gạt ra hông trái (H14)

- Tay phải kéo về hông phải, tay trái gạt từ bên trái qua phải ngang mặt câu ngang vai trái (H15)

- Bỏ xuống thành Trung bình tấn (tả) đem tay phải từ hông phải dựng tay dở ngang mặt vuông góc (H17 – 17A

2. TAM CÂU TAM ĐẢ TỨC THÌ LÀM XONG


- Gạt tay phải từ trái ngang dưới (H18) (H18A)

– Câu qua phải kéo về vai phải, tay trái đánh bộ trảo từ phải ngang qua
dưới móc lên phiá mặt trên, hai bàn chân xoay thành Đinh tấn hữu (mặt
tiên) (H19 – 19 A)



- Đem tay phải gạt qua vai trái, tay trái gạt qua dưới hông phải (H20)


- Đem tay phải câu qua phải ngang vai, tay trái câu qua hông trái (H21)


- Bước chân trái lên trước chân phải ĐT tả (tiên) tay trái gạt ngang qua mặt qua tay phải, tay phải gạt thẳng dưới hông (H22)


- Tay trái câu ngang mặt qua vai trái, tay phải câu qua hông phải (H23)


- Bước chân phải lên trước chân trái ĐT hữu tay phải đan lên gạt ngang dưới qua hông trái (H24)


- Tay phải câu qua vai phải, tay trái câu qua hông trái (H25)


-
Tay trái gạt vòng dưới qua phải đem đở đầu, tay phải nắm lại đem lên
vai phải đâm thẳng xuống, chân trái bước lên bên trái 45 độ thành ĐT tả
(tiên) (H26)



- Tay phải gạt cuốn qua hông trái (H27)


- Đem ngang qua mặt (H28)


-
Đánh xoè ra theo hướng gối phải, tay phải, tay trái tới hông phải. Chân
phải bước lên sát chân trái bỏ xiên bên phải 45 độ thành ĐT hữu (tiên)
(H29)



- Bước chân trái thẳng lên trước chân phải ĐT tả (tiên) 2 tay đạp vòng xuống (H30)


- 2 tay xốc lên (H31)


- Khoát tay trái gạt qua vai phải đem dở trên đầu, tay phải rút xuống về hông (H32)


- Chân trái bỏ xiên trước 45 độ chân phải bỏ dài lên phiá trước chân trái Xà tấn (H33)


- Tay phải từ hông phải đâm thẳng ra (H34) tay trái đánh ra sau
3. RỒI LẠI BIẾN THẾ THẦN ĐỒNG

- Đem tay phải vòng qua đở đầu, tay trái đem về ngang ngực (H35)

-
Bước chân phải về mặt hậu ngay trước chân trái thành TBT (hữu) vòng tay
phải vòng qua đầu đánh chỏ xuống, tay trái gạt lên đở đầu chụp xuống
cánh tay phải, 2 tay cùng thúc chỏ thẳng ra sau (H36 – 36A)


- Gạt 2 tay vòng từ phải sang trái dựng đứng đở. Bước chân trái lên trước chân phải TBT (tả) 2 tay đở theo (H37)

- 2 tay gạt qua phải đánh ngang ra hông trái (hậu) tay trái, tay phải đấm (H38)

- 2 tay gạt vòng dưới từ trái sang phải dựng lên đở, bước chân phải lên trước ngay chân trái TBT (hữu) 2 tay đở theo (H39)

- 2 tay gạt qua trái đánh ngang ra qua hông phải (hậu) (H40 – 40A)
4. RỒI VỀ YẾN BÃI CHỰC PHÒNG SONG PHI

-
Chân trái bỏ chéo về sau chân phải (quy tấn), tay phải gạt xiên thẳng
lên, ra sau theo hướng vai phải (hậu) tay trái gạt xiên xuống qua khỏi
hông trái, mặt hướng về mặt tiền (H41)


- Tay phải gạt vòng bên dưới từ phải sang trái, tay trái đem ngang về, 2 tay đở trước ngực (H42)

- Chân phải bỏ ra sau thành ĐT (hậu) mắt hướng vai trái (H43)

- Rún chân phải xuống nhảy về sau (hậu – 2 tay chụp theo) (H44)
– Tay trái dở vòng qua, kéo chân trái về (H45)

-
Rún chân phải bay lên , đá chân phải (H46) Hai động tác ở hình 45, 46
diển ra nhanh khi đã tập nhuần bằng cách sau khi chụp 2 tay xuống là bay
đá lên liền


-
Bỏ chân phải xuống TBT (tả) tay phải từ hông đánh chỏ phải xiên theo
vai phải (tiên) tay trái từ trên đầu chụp xuống cánh tay phải sau đó
thúc chỏ phải lên (H47)

5. PHI RỒI CUỐN CÁNH NÉP VI

- 2 bàn chân xoay 45 độ ĐThữu (tiên) tay trái gạt qua vai phải, tay phải gạt xuống hông trái (H48)

- Xoay người 45 độ thành Quy tấn kéo chân trái sát nhượng đầu gối chân phải (H49)

-
Bỏ chân trái lên trước chân phải ĐT tả (tiên) kéo chân phải vòng theo
ĐT hữu (tiên) tay phải gạt xiên theo vai phải, tay trái gạt xuống ra
khỏi hông trái (H50 – 51)

6. LẬP THẾ BỘ HỔ RỒI VỀ TRIỆU CÔNG

- Xoay 45 độ thành TBT (tả) 2 tay nắm lại gạt hai bên hông (H52)

- Bỏ chân phải về, kéo chân trái thành Quy tấn 2 tay cuốn vòng ra sau lên 2 vai (H53 – 53A)

- Ngồi thấp xuống đấm hai tay từ 2 vai xuống 2 bên (H54 – 54A)

- Rút chân trái lên, nhảy về co chân phải lên tay trái đở bên vai phải, tay phải cuốn vòng ra sau lên vai phải (H55)

-
Chân trái ngồi xuống, chân phải bỏ xuống sao cho đầu gối chạm đất, mông
ngồi trên gót chân phải (H56 – 56A) 2 động tác H55 H56 làm nhanh khi
thuần thục bằng cách nhảy về

7. VÍ DÙ NÓ CÓ LƯỚT XÔNG THÌ TA BIẾN THẾ PHƯỢNG HOÀNG MỘT CHÂN

-
Bỏ chân phải xiên lên trước bên phải Long tấn tả đầu gối thấp, thân
mình nằm xuôi, 2 tay dở ngang hai bên. Mắt hướng về vai phải (H57)

– Giống như Mài Thiền Sư (Bát quát chơn quyền tập 1) thành Long tấn về bên phải (H58)

- Tay phải gạt qua trái ở trên, tay trái qua phải ở dưới (H59)

- Kéo chân trái lên, trụ chân phải, 2 tay câu vòng qua hai bên hai vai (H60)
8. BÁI TỔ SƯ LẬP NHƯ TIỀN

- Bỏ chân trái xuống nhón gót lên
– Trảo mã tấn 2 tay gạt xuống 2 bên hông (H61)

- Bước chân phảilên, nhón gót, trụ chân trái thành Trảo mã tấn

– 2 tay gạt vòng ra hai bên như lúc ban đầu (H6) (H62)

- 2 nắm tay cuốn vòng đập xuống kéo chân trái lên sát chân phải (H63)

- 2 nắm tay kéo về hai bên hông (H64) – Lật hai nắm tay úp xuống (H65)

- Mở hai nắm tay, xuôi xuống hai bên hông (H66)

Võ sư Huỳnh Nghĩa Phát biểu diễn bài Yến Phi Quyền:
Nguồn gốc bài viết : http://www.benxua.net/t300-topic#ixzz1TEgxzkglLink gốc : www.benxua.net
Về Đầu Trang Go down
http://www.yeuvothuatvn.tk
 

Yến Phi Quyền – Tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
yêu võ thuật :: Võ cổ truyền VIệt Nam :: Lý Thuyết Võ Cổ Truyền Việt Nam-
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Skin HaiLang - Rip bởi FR & Việt K .
Copyright © 2007 - 2010, wWw.A2Bmt.cOm .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất