yêu võ thuật

trao dồi võ thuật
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Bát Pháp Trong Thái Cực Quyền Trần Thức Fri Jul 22, 2011 8:47 am
[�] Các bài quyền Karatedo căn bản phái Shotokhan (p7) Sat Jul 16, 2011 2:22 am
[�] Việt Nam giành 7 HCV Pencak Silat Đông Nam Á 2011 Sat Jul 16, 2011 2:16 am
[�] ASIAD 17 vẫn có Karatedo Sat Jul 16, 2011 2:15 am
[�] Dạy kỹ năng tự vệ cho công nhân vệ sinh Sat Jul 16, 2011 2:14 am
[�] Kết thúc Giải võ thuật cổ truyền khu vực Tây Nguyên Sat Jul 16, 2011 2:12 am
[�] Lược sử môn võ Taekwondo Fri Jul 01, 2011 2:43 pm
[�] Judo: Môn võ lấy nhu chế cương Thu Jun 30, 2011 3:10 pm
[�] Hầu Quyền vang danh võ lâm Thu Jun 30, 2011 3:08 pm
[�] Vovinam tiến ra đấu trường thế giới Thu Jun 30, 2011 7:13 am
[�] Thuật ngữ thông dụng trong võ thuật (p1) Thu Jun 30, 2011 7:11 am
[�] Bài Nhị Khúc Côn của Vovinam Thu Jun 30, 2011 7:09 am

Share | 
 

 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 713
Join date : 23/10/2010
Age : 27
Đến từ : Cần Thơ

Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku) _
Bài gửiTiêu đề: Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku)   Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku) EmptyFri Jun 24, 2011 6:47 am

Trong
các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng
không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với
nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm
thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn
nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc
dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường
tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là
song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).




Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku) Brruce-LeeNunchuck12inMadeTaiwan

Lịch sử

Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô
hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân
bản địa liên tục nổi dậy phản kháng. Các võ quan Nhật tại các làng mạc
đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong
sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự
kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ
khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa. Việc
tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật
chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc
đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng
khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt: trường côn (bo)
vốn xuất xứ từ một cây sào; song quải (tonfa) một dạng dùi cui có cán
chĩa ngang hình chữ L; chĩa ba (sai) để xóc rơm rạ; tiểu đoản côn là
khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay; liềm
(kama) ban đầu là dụng cụ cắt lúa, và côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ
hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.

Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku) 801-BKFoamNumchuck


Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ
chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai
thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được
gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và
hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.


Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên
không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến
của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới,
đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật, nunchaku, của
vũ khí này, và côn nhị khúc nghiêm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ
quần đảo Okinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc
trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ
dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate,
cũng phần nào khuếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.


Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku) 103

Côn nhị khúc tại Việt Nam

Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở thành phố Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống hóa các kỹ thuật côn nhị khúc
thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp
trung cấp và nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất
là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ
một binh khí thông thường trở thành một môn thể thao nghệ thuật.


Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo
Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam, gọi tắt là Trung tâm MIC đã thông qua
“Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô – giáo viên côn nhị khúc
của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã
thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn
nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị
khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo – riêng biệt của mỗi thí
sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ
thuật khác.

Nguồn gốc từ “NUNCHAKU”

Theo võ sư Nguyễn văn Quang, huyền đai đệ tứ đẳng karate, nguyên giám
đốc võ đường Champion karate, thì ngày xưa khi phát kiến ra môn Nunchaku
(côn nhị khúc), cái tên đó là kết hợp của các chữ sau đây:

N ( Nunchaku) : côn nhị khúc
U ( Unrelengting ) :có nghĩa là cứng rắn vì muốn sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết
N
( Nation ) : có nghĩa là quốc gia . Chúng ta phải đoàn kết lại thì mới
đạt được sức mạnh to lớn như 2 đầu của côn nhị khúc được nối với nhau
bằng sợi dây

C ( care ) : có nghĩa là cẩn thận . chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng vũ khí này
H ( Holocaust ) : nghĩa là sự phá hủy . nói lên sức công phá mãnh liệt của món vũ khí này
A
(Adherance ) : có nghĩa là sự kết chặt . thể hiện sự kết nối chặt chẽ
giữa 2 đầu côn với nhau, mang 1 triết lý con người phải gắn kết với nhau
để cùng tồn tại và phát triển

K
( karatedo ) : môn võ đầu tiên đưa món vũ khí này vào chương trình
giảng dạy và cũng là môn võ có cùng quê hương với món vũ khí này

U ( uniformity ) : nghĩa là sự đồng nhất, muốn sử dụng món vũ khí này thì con người và nunchaku phải hòa hợp thành một
Cấu tạo

Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc
hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc
chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất
đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn,
hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật
nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc
bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện
khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai
khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn
một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử
dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi
tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của
mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng,
nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi
chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần
đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến
3cm.

Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku) LUONGTIETCON

Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá
nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất
là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây
dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên
bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên
ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử
dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của
côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ
xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại
sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi
của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá
dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn
rất khó khăn
.

Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku) EW-901S16MetalNumchuck
Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc
được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:
Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha….


Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.



Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.

Kỹ
thuật lăn: có 4 động tác lăn cơ bản & vô số các bài tập phối hợp
khác (Đây là nhóm kỹ thuật có xuất xứ đầu tiên tại Việt Nam).


Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,…) và kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.

Ngoài
ra, trong các bài tập phối hợp và nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia
côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiểu
côn nhị khúc bằng cổ tay, lăn hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các
ngón tay.

Giang Lê
Nguồn gốc bài viết : http://www.benxua.net/t300-topic#ixzz1TEgxzkglLink gốc : www.benxua.net
Về Đầu Trang Go down
http://www.yeuvothuatvn.tk
 

Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
yêu võ thuật :: Yêu Võ Thuật :: Giới Thiệu Về Các Loại Vũ Khí-
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Skin HaiLang - Rip bởi FR & Việt K .
Copyright © 2007 - 2010, wWw.A2Bmt.cOm .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất